Rèn Luyện 4 Cấp Độ Thông Minh Tâm Linh
Bạn có phải là người sở hữu trí thông minh tâm linh cao? Bạn có lưu tâm đối với các giá trị tâm linh? Bạn có khả năng tự nhận thức các giá trị nền tảng bình an và kết nối quá khứ - hiện tại?

Nhà tâm lý học Dana Zohar và Ian Marshall nhận ra một phương diện khác về về trí tuệ con người, gọi là trí tuệ tâm linh SI (Spiritual Intelligence) được xác định qua chỉ số trí tuệ tâm linh SQ (spirital quotient). Dana Zohar định nghĩa về trí tuệ tâm linh rằng “tôi nghĩ tâm linh nằm trong bản chất sâu thẳm của con người, có tính chất tuyệt đối liên hệ với nền tảng của chơn ngã. Các nhà vật lý có thể gọi đó là không lượng tử. Những người có tôn giáo có thể coi đây là Thượng Đế. Người theo Phật giáo có thể gọi là trạng thái chứng nghiệm. Gọi nó bằng tên gì không phải là vấn đề quan trọng. Ngay cả trong vật lý có một loại tực tại nền tảng như là cơ sở cấu tạo vạn vật.”


4 cấp độ Thông minh Tâm Linh


1. Nhiếp tâm

Nhiếp tâm là giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, mà các giác quan vẫn làm việc, có nghe, có thấy nhưng không suy nghĩ. Ví dụ, khi đi trên đường chỉ chú ý đến vật cản, mà không biết được rõ từng người. Biết có trai có gái mà không biết được cao, thấp, béo gầy, đẹp xấu, vì các thông tin đó sẽ dẫn các bạn xa rời tâm các bạn, mà lại chú ý đến ngoại cảnh, không phải bạn. Phải luôn biết bạn đang đi trên đường, biết các vật cản cần tránh, chỉ cần từng đó là đủ. Khi tâm chạy theo ngoại cảnh, ta phải biết và dừng ngay.


2. Vô vi

 Vô vi không có nghĩa không làm gì, nhưng để sự việc phát sinh một cách tự nhiên trong sự hòa hợp. Lão Tử (Laozi) là người đầu tiên đưa ra mệnh đề "Vô vi nhi vô bất vi" (Không làm mà không phải là không làm) để giải thích về mối quan hệ biện chứng giữa giới tự nhiên và con người. Theo ông, "đạo" với tư cách là bản thể của vũ trụ, đã hình thành một cách tự nhiên trời, đất, vạn vật; ông gọi cái "một cách tự nhiên" của nó là "Vô Vi"; và gọi cái việc sinh ra vạn vật của nó là "vô bất vi" (không phải là không làm). Theo nghĩa đó, ông cho rằng hành động của con người phù hợp với "đạo", với các quy luật tự nhiên.

3. Cảm nhận bản thể trong suốt và tròn đầy

Hiểu biết về sự sống đang tồn tại trong chính cơ thể của mình với một tư duy tích cực và một trái tim nhân hậu.


4. An trụ và tâm thông

An trụ tâm không phải đưa tâm về một nơi nào an lành để nghỉ ngơi. Mà là an trụ nơi vô trụ, không còn dính mắc hay bám víu bất cứ nơi nào hay điều gì. Tâm tuy vắng lặng nhưng luôn tỉnh thức.